Làm giàu từ chăn nuôi lợn
Bạn muốn chăn nuôi lợn hiệu quả, an toàn và đem lại lợi nhuận cao. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Cách chăn nuôi lợn thịt hiệu quả để làm giàu
Để chăn nuôi nuôi heo mang lại kết quả lợi nhuận cao, nhiều nông dân đã tìm cách phối trộn cám, tự sản xuất con giống, giúp hạ chi phí đầu vào. Nắm được công thức cám trộn có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với cám hỗn hợp mà giá thành lại rẻ hơn. Ngoài việc dùng cám trộn, các trang trại hiện nay cũng bắt đầu hướng tới quy mô chăn nuôi khép kín như tự sản xuất con giống, học cách tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho heo. Nhờ đó, họ đã giảm được chi phí chăn nuôi, đặc biệt là giảm lỗ trong những thời điểm heo hơi rớt giá. Giàu Nhanh xin chia sẻ các bước kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả như sau:
1/Chuồng trại: Nên bố trí trên nền đất cao ráo không ngập úng, xa dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng đông tây.
2/Chọn giống: Nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao. Thân dài, mông nở, bụng thon.
Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.
3/Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn
* Giai đoạn 1: heo thịt được nuôi từ 70 130 ngày tuổi. heo có trọng lượng trung bình từ 23 60 kg. Người chăn nuôi cần cho heo ăn theo khẩu phần có 17 18 % protein thô ( safeed 100) , giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal
* Giai đoạn 2: heo thịt được nuôi từ 131 165 ngày tuổi. heo có trọng lượng từ 61 105 kg, khẩu phần ăn của heo có từ 14 16 % protein thô và 3000 3100 kcal
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên. Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao.
Cả hai kỹ thuật trên cần thiết phải cân đối thành phần các a xít amin và a xít béo không no mạch dài.
4/Phân lô, phân đàn
Sau khi cai sữa heo con chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc phân lô, phân đàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Khi ghép tránh không để cho heo phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau.
- Heo ở trong cùng lô nên có trong lượng như nhau hoặc chênh lệch nhau không nhiều (độ đồng đều cao).
- Ghi chép đầy đủ và đánh dấu hay bấm số để theo dõi từng cá thể (xem ở phần quản lý đàn).
- Mật độ phải đảm bảo thích hợp theo quy định lợn từ 10 35 kg có 0,4 0,5 m2/con, từ 35 100 kg có 0,8 m2/con.
5/Kỹ thuật cho ăn, uống
- Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần
- Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau
- Cho heo ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó.
- Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần
- Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất
- Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1
- Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.
- Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột
- Nước uống cho heo uống thỏa mãn nhu cầu.
- Vừa cho heo ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào
6/ Chuồng nuôi và vệ sinh
Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của heo thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.
7/ Phòng bệnh cho heo
Trước khi heo đưa vào nuôi thịt chúng ta phải tiêm phòng vào lúc 8 12 tuần tuổi đối với các loại vắc – xin thông thường, riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cho heo trong thời kì heo con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, heo có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho heo trước khi đưa vào nuôi thịt.
Khi bạn muốn nuôi lợn trước hết hãy tham khảo những vấn đề dưới đây để mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình nhé!
Những điều cần biết khi chăn nuôi lợn
1/Vận chuyển lợn
Chỉ nên nhận lợn khi trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát).
Phương tiện vận chuyển phải rộng, thoáng và an toàn.
Không vận chuyển số lượng lớn lợn trên cùng một xe. Nếu có nhiều loại lợn khác nhau (đực, cái, lớn, nhỏ) thì cần phải ngăn riêng từng loại.
Khi vận chuyển đường dài dưới trời nắng nóng thì cần:
- Bỏ nước đá vào sàn xe
- Hạn chế cho xe nghỉ dọc đường, nhất là lúc xe vừa mới chạy. Khi thật cần thiết thì cho xe đậu vào nơi có bóng mát, thoáng gió. Tuyệt đối không tắm lợn dọc đường.
- Chỉ nên cho lợn ăn rau trong quá trình vận chuyển.
- Ngoài ra để hạn chế STRESS khi vận chuyển có thể sử dụng COMBISSTRESS 1cc/100kg thể trọng.
2/ Nhận lợn vào trại
Đối với lợn con: dùng bàn tay trái đỡ ngực (ngay phía sau chân trước), tay phải giữ chân sau để bắt lợn.
Đối với lợn có trọng lượng lớn: tay trái đỡ ngực, tay phải nắm gốc đuôi. Nếu lợn quá nặng cần 2 người thì làm tlợn cách sau: tay trái của 2 người nắm lấy nhau để đỡ ngực, tay phải của 1 người nắm gốc đuôi, tay phải của người kia đỡ phần mông. Tốt nhất nên có hành lang để lùa lợn.
Nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15 – 20 ngày trước khi nhập đàn. Nên phân biệt khu vực nuôi hoặc chuồng nuôi cho các lợn có độ tuổi khác nhau.
Ngày đầu cho lợn ăn khoảng ½ định lượng, ngày thứ 2 là ¾ và ngày thứ 3 cho lợn ăn đúng khẩu phần. Bổ sung thêm premix khoáng – vitamin để tăng sức đề kháng cho gia súc.
Hòa tan vitaminC vào nước cho lợn uống tự do. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước ao hồ tù đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao.
3/Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Cần giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, thông thoáng, đủ ánh sáng. Mát về mùa hè và ấm vào mùa đông.
Định kỳ 7 – 10 ngày phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, uống và các dụng cụ chăn nuôi khác như: cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ. Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh tiêu độc chuồng trại và để trống chuồng khoảng 3 – 5 ngày trước khi nuôi lứa mới.
Phân rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên để chuồng trại luôn sạch sẽ. Cần có hầm xử lý chất thải (Biogas) để tránh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và cộng đồng.
Ngoài ra, chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng thường có một số côn trùng như: ruồi, muỗi,…có khả năng làm lây truyền bệnh. Do đó, để hạn chế người chăn nuôi có thể sử dụng ICONE hòa nước để phun xịt
Lợn rất dễ mắc bệnh vì thế khi bạn muốn làm giàu từ chăn nuôi lợn thì cần để ý phòng tránh dịch bệnh cho lợn để tránh những thiệt hại. Dưới đây là một số căn bệnh mà lợn thường gặp cũng như cách phòng tránh, điều trị bạn nên tham khảo.
Phòng trị bệnh thường gặp trên lợn
1/Bệnh tai xanh (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn PRRS)
Nguyên nhân
- Bệnh do vi rút gây ra, vi rút làm lợn bị suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh khác kế phát;
- Bệnh lây lan nhanh, gây bệnh cho lợn ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở lợn nái và lợn con.
Triệu chứng
- Lợn bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt trên 400C, có biểu hiện ho hoặc viêm phổi;
- Lợn nái: chết lưu thai, thai gỗ, sảy thai, con chết ngay sau khi sinh;
- Lợn con lợn mẹ: thể trạng gầy yếu, chân choãi ra, tụt đường huyết, run rẩy và chết.
Phòng bệnh
- Làm tốt công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn;
- Tiêm vắcxin phòng bệnh: Tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn và vắc xin PRRS;
Trị bệnh
- Chưa có thuốc đặc trị. Khi phát hiện lợn có những biểu hiện bệnh, báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y tlợn dõi, xử lý tlợn quy định chung.
2/Bệnh dịch tả
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do loại vi rút qua lọc tortos suis gây nên ở tất cả các lứa tuổi lợn. Thường gặp ở lợn sau cai sữa. Bệnh dễ gây thành dịch lớn nếu không có biện pháp phòng bệnh thích hợp.
Triệu chứng
- Kiểm tra ngoài da hơi lạnh (nhất là rìa tai). Ở nách, bẹn nóng, sốt cao 41OC 42OC, uống nước nhiều, lợn cào đất hoặc nằm một chỗ run từng đợt. Phân táo, màu đen, có nhầy trắng đặc, mắt có gèn nhiều, hai lỗ mũi dính bẩn. Sau 5 7 ngày ở tai, bờ móng chân, đuôi tím lại, đám bầm tím chuyển dần lên mình lợn, cuối thời kỳ bệnh lợn ỉa chảy rồi chết, một số con không ỉa chảy sống lay lắt 15 20 ngày sau mới chết.
Phòng trị
- Tiêm vắcxin dịch tả lợn, sau khi tiêm phòng 10 ngày lợn có miễn dịch 4 5 tháng.
Trị bệnh
- Chưa có thuốc điều trị, dùng kháng huyết thanh trong giai đoạn đầu của bệnh với lượng 3 ml trên 1 kg lợn/ngày.
3/ Bệnh tụ huyết trùng
Nguyên nhân
- Bệnh do vi khuẩn Pasteuralla multocida gây ra ở tất cả các lứa tuổi lợn. Bệnh lây lan nhanh và dễ thành dịch lớn.
Triệu chứng
- Dạng quá cấp tính: lợn bỏ ăn đột ngột và chết rất nhanh, chưa có các biểu hiện bệnh.
- Dạng cấp tính: lợn bỏ ăn, sốt cao 41OC 42OC, nằm một chỗ, da nóng đỏ, nước mũi, nước miệng chảy. Có một số sưng hầu, da ở hầu tím bầm, xuất huyết ở vùng da mỏng, nơi tiếp xúc nhiều với đất có khi tím đen cả mảng. Phân táo bón, đôi khi có màng nhầy.
Phòng bệnh
- Tiêm vắcxin tụ huyết trùng lợn, lợn được tiêm phòng có khả năng miễn dịch trong 3 4 tháng. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
Trị bệnh
- Sớm, nhanh, liên tục triệt để. Có thể sử dụng một số lọai kháng sinh: Kanamycin, Tiamulin, Tetracyline, Gentamicin. Kết hợp với các thuốc trợ sức như B1, Glucose, B12 hoặc B.complex. Liều dùng tlợn hướng dẫn của nhà sản xuất.
4/ Bệnh phù đầu ở lợn con
Nguyên nhân
- Do trực khuẩn E.coli thể dung huyết gây ra. Vi khuẩn thường cư trú ở hệ tiêu hoá;
- Bệnh xảy ra ở lợn con nhất là giai đoạn sau cai sữa, chuồng trại ẩm thấp, thay đổi khí hậu, thời tiết, chế độ dinh dưỡng ...
Triệu chứng
- Ban đầu có một số con có tiếng kêu khác thường, sau đó lợn con ỉa lỏng, phân màu vàng hay ghi nhạt, kém ăn, chậm chạp, da nhợt nhạt. Đuôi luôn bết phân vàng, da nhăn nlợn, lông xù dựng, nhiệt độ tăng nhẹ.
- Giai đoạn sau phù ở mí mắt, hầu, tiếng kêu của lợn khác thường. Sau đó có biểu hiện thần kinh, đi lại không định hướng đâm đầu vào tường, hai chân sau hoặc trước bại liệt, niêm mạc nhợt nhạt, lợn chết nhanh tỷ lệ chết cao 40 90%.
Phòng bệnh
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại. Cho lợn con tập ăn càng sớm càng tốt. Tiêm Dextran Fe, B12.
Trị bệnh
- Dùng kháng sinh Spectinomycin, Neomycin, Gentamycin, Colistin kết hợp tiêm thuốc giải độc MgSO4. Liều dùng tlợn hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả ở đâu?
Tham khảo những cách chăn nuôi hiệu quả tại MuaBanNhanh.com. Hãy xem ngay: Thức ăn chăn nuôi giá rẻ
Nguồn: http://giaunhanh.com/lam-giau-tu-chan-nuoi-lon-4151.html
Đăng bởi Phương Thảo Tags: bí, bí quyết chăn nuôi làm giàu, cách chăn nuôi làm giàu, cách làm giàu, chăn nuôi làm giàu, Giàu nhanh, Học cách chăn nuôi làm giàu, kinh nghiệm chăn nuôi làm giàu, làm giàu, Làm giàu từ chăn nuôi, làm giàu từ chăn nuôi lợn, lưu ý khi chăn nuôi làm giàu